Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay cơ bản tại nhà

Trong quá trình vận hành khó tránh khỏi việc xe nâng tay Hà Nội gặp một số vấn đề về kỹ thuật, kết cấu. Vậy các lỗi thường gặp ở xe nâng tay gồm những lỗi nào? Và quy trình sửa chữa xe nâng tay cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Các lỗi thường gặp của xe nâng tay

Trước khi tìm hiểu cách sửa chữa xe nâng tay chi tiết, bạn cần nắm được các lỗi thường gặp ở xe nâng tay. Cụ thể như sau:

Xe nâng tay hỏng bơm thủy lực (bơm dầu) 

Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của hầu hết các loại xe nâng tay. Nếu bơm có vấn đề sẽ khiến xe nâng không thể hoạt động. Về mặt kỹ thuật, cấu tạo của bơm thuỷ lực gồm nhiều bộ phận, trong số đó có vòng đệm bụi, bộ van đóng mở và phớt – ben là dễ gặp trục trặc nhất.

hỏng bơm thủy lực
Xe nâng tay hỏng bơm thủy lực (bơm dầu)

Nếu phát hiện các bộ phận thuộc bơm thuỷ lực có dấu hiệu trục trặc, người dùng nên nhanh chóng thay thế để xe trở về trạng thái hoạt động bình thường.

Xe nâng tay gặp lỗi bộ van đóng mở

Bộ phận này có tác dụng đóng mở liên kết với phốt nhằm giữ cho bơm được ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Thông thường, kết cấu của bộ van đóng mở gồm 4 thành phần: lò xo dạng nón, van thường đóng, lòng xilanh kín và bi cầu.

>>> Xem thêm: Địa chỉ xe nâng tay cũ tại Hà Nội

Lỗi hỏng ty ben và ty bơm ở xe nâng tay

Một lỗi khác cũng thường gặp ở xe nâng tay là hỏng ty ben và ty bơm. Bộ phận này có tác dụng hỗ trợ xe nâng và hạ hàng hóa bằng xe tải pallet một cách trơn tru.

Nếu khung phuộc của xe nâng không thể nâng lên, hạ xuống như thường ngày thì có thể là do hàng hoá quá tải nhiều lần khiến xilanh và thanh piston bị hư hỏng. Hoặc cũng có thể do xe sử dụng thời gian dài khiến thanh piston bị rỉ sét, hay do đai ốc điều chỉnh và đai ốc lục giác không được lắp đúng vị trí.

Xe nâng tay gặp sự cố bộ sin phốt dầu

Bộ sin phốt dầu là một thành phần cấu tạo quan trọng của xilanh và thanh piston. Khi bộ sin phốt dầu được trang bị vòng đệm nhập khẩu chất lượng sẽ có hiệu suất làm kín tốt, chống mài mòn hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.

sự cố sin phốt dầu
Xe nâng tay gặp sự cố bộ sin phốt dầu

Trên thực tế, hầu hết sự rò rỉ dầu trong xilanh dầu thường xảy ra trên phớt dầu. Vậy nên nếu thấy có hiện tượng rò rỉ dầu xilanh thì cần tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời vì rất có thể phớt chặn đã bị vỡ hoặc chất lượng vòng đệm đã xuống cấp.

Hỏng hóc bánh xe nâng tay

Sau một thời gian dài sử dụng, bánh xe nâng dễ xuất hiện tình trạng bị bào mòn. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng sẽ dễ khiến xe bị gặp tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hoá, hoặc làm tổng thể xe giảm tuổi thọ nhanh chóng. Đối với hiện tượng này, cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất là nên thay mới bánh xe.

hỏng hóc bánh xe nâng tay
Hỏng hóc bánh xe nâng tay

Hỏng vai đòn bẩy của xe nâng tay

Vai đòn bẩy là bộ phận góp phần giúp cần đẩy hoạt động trơn tru mỗi khi chuyển động để vận chuyển hàng hoá. Có nhiều nguyên nhân khiến vai đòn bẩy bị hỏng, biến dạng, gãy khung, chẳng hạn như do xe bị quá tải, tải lệch về một bên,…

Hỏng thanh chuyền ở xe nâng tay

Thanh chuyên là bộ phận gắn vai đòn bẩy với cụm bánh xe của xe nâng. Nếu xe thường xuyên vượt quá tải trọng hoặc tải không đồng đều, không cân sẽ khiến thanh chuyền bị cong vênh. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng xe bị lệch, không chắc chắn và nghiêm trọng hơn là làm đổ kiện hàng khi sử dụng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe nâng tay giá rẻ

Cốt lắp tay của xe nâng tay gặp trục trặc

Cốt lắp tay bơm của xe nâng thường được làm từ thép cứng, có khả năng chịu lực cao. Chính giữa cốt lắp tay sẽ có lỗ để xỏ sợi dây xích xả, phía ngoài hai đầu cốt lắp tay được khoan lỗ để bắt cố định vị trí.

cốt lắp tay của xe gặp trục trặc
Cốt lắp tay của xe nâng tay gặp trục trặc

Bộ phận này được áp dụng chủ yếu trên xe nâng tay thấp và một số loạt xe nâng tay cao. Khi phát hiện cốt lắp tay có vấn đề, nên sửa chữa, thay mới sớm nhất có thể để xe hoạt động bình thường lại.

Lỗi bạc đạn cổ xoay ở xe nâng tay

Bạc đạn cổ xoay cũng là bộ phận hay gặp vấn đề ở xe nâng tay. Bộ phận này đóng vai trò là bộ phận trước đầu xe nâng tay giúp xe chuyển hướng một cách dễ dàng, người lái chỉ cần thao tác nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức lực cũng có thể điều khiển xe theo ý mình.

lỗi bạc đạn cổ xoay
Lỗi bạc đạn cổ xoay ở xe nâng tay

Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay

Bên cạnh việc phụ thuộc vào các đơn vị sửa chữa xe nâng tay uy tín, người dùng cũng có thể tự khắc phục tại nhà đối với những lỗi đơn giản. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách sửa chữa xe nâng tay nhanh chóng ngay tại nhà!

Chuẩn bị dụng cụ

Để có thể sửa chữa xe nâng tay chuẩn kỹ thuật, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gồm: Búa, cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít, kìm, lục giác các kích thước, đế đỡ, dụng cụ tháo sin phốt và bộ sin phốt mới có kích cỡ phù hợp với xe nâng,…

>>> Xem thêm: Đại lý phụ tùng xe nâng tại Hà Nội

sửa chữa xe nâng tay
Quy trình sửa chữa xe nâng tay bao gồm 5 bước

Các bước sửa chữa xe nâng tay

Thông thường, các bước sửa chữa xe nâng tay bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Tách rời tay bơm ra khỏi xe nâng

– Đầu tiên, bạn cần di chuyển sợi xích bóp xả ra khỏi cò xả.

+ Sau đó đưa tay bơm xuống thấp rồi lấy tua vít xuyên qua 2 lỗ nhỏ trên tay bơm của xe để chặn lò xo nhằm tháo tay bơm ra một cách dễ dàng.

– Sau khi lấy cốt tay bơm ra khỏi vị trí lắp đặt, tiến hành tháo phần trụ bơm ở lần lượt 3 vị trí: 2 bên bệ đỡ trụ và ở phía trên đầu ty.

+ Để thực hiện trơn tru thao tác này, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của bộ lục giác, búa và cây đục chốt.

– Tiếp đó, bạn cần lấy ty ben và ty bơm ra khỏi thân bơm, đồng thời tháo rời nắp vặn thân bơm.

+ Vệ sinh cẩn thận nhớt cũ ở ty cũng như trong các bộ phận thân bơm bằng dầu vệ sinh chuyên dụng và khăn sạch.

+ Chú ý lau sạch rỉ sét, cặn bẩn để sau khi sửa xong, xe nâng sẽ hoạt động nhạy bén và hiệu quả hơn.

Bước 2: Tháo phốt & thay phốt

Để tiến hành thay sin phốt cho xe nâng, trước đó cần mua sin phốt mới (có kích thước tương đương sin phốt cũ) để khi lắp ăn khớp vào các rãnh phốt của xe nâng.

– Khi đã vệ sinh sạch sẽ khe rãnh phốt, thực hiện lắp phốt mới vào.

Lưu ý: Cần đặt các bộ phận đã tháo rời trước đó lại theo đúng trình tự nhằm tránh bỏ sót chi tiết máy.

Bước 3: Thay ráp thân bơm & tay xe nâng

Tiến hành vặn lại nắp thân bơm, ráp ty bơm và ti ben vào trị trí cũ, rồi gắn lại trụ bơm, cốt bơm và tay bơm và thân xe. Sau đó xỏ dây xích bóp xả vào tay bơm để xe nâng tay có thể hoạt động trở lại.

Bước 4: Châm dầu thủy lực

Ở bước này, cần tháo rời ốc ở vị trí sau lưng trụ bơm, tiếp đó cần châm dầu thuỷ lực mới vào đến khi mực dầu đầy rồi vặn ốc lại như cũ.

Bước 5: Kiểm tra xe nâng tay

Cuối cùng, giữ tay bóp xả và kiểm tra hoạt động nâng hạ của tay xe nâng khoảng 15 lần.

+ Điều này nhằm mục đích giúp đẩy hết lượng khí còn sót lại trong thân bơm ra ngoài, từ đó hạn chế hiện tượng tràn dầu khi xe hoạt động.

+ Ngoài ra, nên thử sử dụng xe để vận chuyển hàng hoá có trọng lượng bằng khoảng 80% trọng lượng tối đa cho phép.

+ Trong trường hợp ty ben không dịch chuyển thì tức là xe nâng tay đã hoạt động ổn định trở lại.

Vừa rồi Vượng Phát đã chia sẻ đến bạn những thông tin giúp bạn hiểu hơn về quy trình sửa chữa xe nâng tay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ xe nâng Hàn Quốc thì hãy để lại bình luận ở phía dưới để được giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Vượng Phát
Địa chỉ : Tầng 10 tòa nhà Việt Á, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0949.939.996
Email: ngovuongphat88@gmail.com
Website: https://xenanghanquoc.net/

Gọi tư vấn : 0949939996

Nội dung khác

0949939996

ĐK tư vấn, báo giá